Thứ Hai, 26 tháng 8, 2013
Nhà khoa học sở hữu ‘núi’ nhật ký
Thứ Hai, 26 tháng 8, 2013 by Marketing3386
Tin công nghệ - Khi sinh thời, kiến trúc sư Buckminster Fuller cập nhật nhật ký hàng giờ. Vì thế "núi" nhật ký của ông cao tới 80 m.
Buckminster Fuller là nhà kiến trúc, học giả, nhà sáng chế nổi tiếng người Mỹ. Trong cả cuộc đời, ông viết 30 cuốn sách và tạo ra nhiều phát minh, trong đó phát minh nổi tiếng nhất là thiết kế mái vòm.
Chào đời ngày 12//1895 tại thành phố Milton, bang Massachusetts Mỹ, ngay từ nhỏ Fuller đã bộc lộ sở thích tự làm đồ chơi từ gỗ. Một lần, ông thiết kế động cơ đẩy cho một chiếc thuyền nhỏ.
Khi trưởng thành, ông học tại Học viện Milton ở bang Massachusetts. Tiếp đó, ông theo học Đại học Harvard nhưng bị đuổi khỏi trường hai lần - một lần vì ông dành hết tiền cho tiệc tùng và lần khác vì thiếu tinh thần trách nhiệm. Việc Fuller không tốt nghiệp Harvard khiến gia đình ông rất buồn.
Thời gian sau, ông từng làm nhiều việc khác, như lao động trong nhà máy dệt may, nhà máy đóng gói thịt. Năm 1917, ông kết hôn với Anne Hewlett. Đầu những năm 1920, Buckminster Fuller cùng bố vợ bắt đầu phát triển nhà chống cháy, chống lại ảnh hưởng của thời tiết.
Năm 1948 và 1949, Fuller dạy tại Đại học Black Mountain ở bang North Carolina. Với sự hỗ trợ của đồng nghiệp và các giáo sư, ông bắt đầu hồi sinh thiết kế mái vòm. Đây là kiến trúc mà Walther Bauersfeld tạo ra từ trước đó 30 năm nhưng đến khi Fuller nghiên cứu, nó mới phổ biến rộng rãi. Đó là lý do vì sao Mỹ trao bằng sáng chế về kiến trúc này cho Fuller.
Gian triển lãm tại khu Expo 67 nay là Quả cầu sinh học, trên đảo Sainte-Hélène, Montréal (Canada), sử dụng kết cấu vòm trắc đạc của Fuller.
Vì những đóng góp của Fuller, Chính phủ Mỹ tặng ông 28 bằng sáng chế. Ngoài ra, Fuller còn nhận được nhiều bằng tiến sĩ danh dự. Tháng 2/1983, đích thân Tổng thống Ronald Reagan tặng huân chương tự do cho Fuller.
Chân dung Fuller lồng ghép với kết cấu vòm trắc đạc và các phát minh cho tương lai như ô tô, máy bay trên tem kỷ niệm của bưu điện Mỹ.
Cập nhật nhật ký hàng giờ trong vòng 70 năm
Fuller nổi danh không chỉ bởi khả năng thiết kế, phát minh, mà còn bởi tính cách lập dị. Vì hay đi nước ngoài nên trong các chuyến bay, ông thường đeo 3 đồng hồ. Một chiếc để xem thời gian ở múi giờ nơi ông thường sống, chiếc thứ 2 dành cho múi giờ ông vừa rời khỏi, chiếc thứ 3 để xem giờ tại nơi ông sắp tới.
Năm 1943, ông chia sẻ với tạp chí Time rằng, ông chỉ ngủ mỗi ngày 2 tiếng trong vòng 2 năm. Thói quen đặc biệt khác của Fuller đó là ghi nhật ký. Ông cập nhật hoạt động của ông từng giờ. Ông cũng giữ lại biên lai, hóa đơn, bản vẽ từ năm 1917 đến khi ông qua đời. Kết quả là tài liệu về cuộc đời ông xếp chồng với chiều cao tới hơn 80 m. “Núi” tài liệu này có tên là Dymaxion Chronofile. Hiện nay nó nằm trong thư viện của Đại học Stanford.
Khi tới thăm vợ tại bệnh viện Los Angeles vào ngày 1/7/1983, Fuller bị đau tim và qua đời, thọ 87 tuổi. Người vợ chung sống với ông 66 năm chết sau ông 36 giờ. Họ có hai con, song một con đã qua đời từ khi còn nhỏ.
Từ khóa tìm kiếm: đặt máy chủ, dat may chu, cho thuê máy chủ
Từ khóa tìm kiếm: đặt máy chủ, dat may chu, cho thuê máy chủ
TIN LIÊN QUAN
GS Ngô Bảo Châu: 'Kết quả khoa học không tính bằng doanh số'
GS Ngô Bảo Châu khẳng định, khoa học chưa bao giờ phát triển qua những hợp đồng cụ thể, giao việc và trả tiền. Khoa học nói chung và Toán học nói riêng phát triển từ nội lực, từ sự tò mò muốn được khám phá.
'Nhiều trường nước ngoài gửi học sinh sang Viện Toán của Việt Nam'
Trong Hội thảo sơ kết 2 năm hoạt động của Viện nghiên cứu cao cấp về Toán, các giáo sư đầu ngành đã cùng thảo luận vấn đề phát triển toán ứng dụng song hành với toán lý thuyết. Viện trưởng Viện đào tạo Quốc tế FPT Nguyễn Thành Nam bày tỏ sự ngưỡng mộ đối với lãnh đạo Viện Toán cao cấp và đánh giá cao những kết quả mà Viện đã đạt được. Tuy nhiên, theo ông Nam, Toán học Việt Nam hiện rất xa rời thực tế, nếu các nhà Toán học ngồi chờ ứng dụng đến thì nó sẽ đi qua.
"Chúng tôi sẵn sàng chào đón các nhà Toán học đến doanh nghiệp, muốn ở bao lâu, cần cung cấp thông tin gì chúng tôi đều sẵn sàng đáp ứng", ông Nam nói và góp ý, Viện Toán cao cấp cần nói rõ hiệu quả kinh tế đã làm được trong thời gian hoạt động để người dân hiểu rõ.
GS Ngô Bảo Châu chủ trì hội thảo, lắng nghe ý kiến đóng góp của những nhà khoa học hàng đầu về vấn đề phát triển toán học ứng dụng. Ảnh: H.T.
Vai trò của Toán học ứng dụng cũng được GS Phạm Kỳ Anh (ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐH Quốc gia Hà Nội) đánh giá cao. Ông lấy ví dụ về cơn bão Chanchu năm 2006, các nhà khí tượng dự báo bão đổ vào đất liền và khuyên người có thuyền bè chạy ra ngoài biển để tránh. Nhưng cuối cùng dự báo sai và hơn 200 người thiệt mạng. Đến năm 2008, các đài cũng dự báo sai khi cho rằng mưa to gây ngập lụt ở Nam Định, còn lượng mưa ở Hà Nội thấp. Song thực tế, mưa to ròng rã khiến Hà Nội rơi vào trận lụt lịch sử.
This post was written by: Author Name
Author description goes here. Author description goes here. Follow him on Twitter
Get Updates
Subscribe to our e-mail newsletter to receive updates.
Related Articles
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
0 Responses to “Nhà khoa học sở hữu ‘núi’ nhật ký”
Đăng nhận xét