Thứ Tư, 4 tháng 9, 2013

Sẽ có cơ chế chống độc quyền dịch vụ truyền hình

Tin Công Nghệ - Thị trường truyền hình Việt Nam được coi là đnag phát triển lộn xộn và manh mún. Cần thiết lập thị trường dịch vụ phát thanh, truyền hình cạnh tranh nhưng cũng xác lập cơ chế để chống độc quyền dịch vụ truyền...

Thị trường truyền hình trả tiền của Việt Nam thời gian qua vẫn được cọi là đang phát triển... lộn xộn và manh mún.

Bản quy hoạch phát triển dịch vụ phát thanh, truyền hình Việt Nam đến năm 2020 vừa được Thủ tướng phê duyệt tại Quyết định số 1448/QĐ-TTg, đã định hướng phát triển dịch vụ phát thanh, truyền hình trên cơ sở ưu tiên phục vụ nhiệm vụ chính trị, thông tin tuyên truyền; đồng thời kết hợp với cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền có nội dung phong phú, đáp ứng nhu cầu thông tin, giải trí lành mạnh của người dân.

Hình thành thị trường dịch vụ phát thanh, truyền hình trả tiền cạnh tranh lành mạnh theo cơ chế thị trường, phát triển bền vững với công nghệ hiện đại, có lộ trình chuyển hoàn toàn sang phát thanh, truyền hình số vào năm 2020, nội dung chương trình phong phú, đậm đà bản sắc dân tộc; chất lượng dịch vụ ngày càng cao và giá dịch vụ phù hợp.

Bên cạnh việc khuyến khích phát triển thị trường dịch vụ phát thanh, truyền hình cạnh tranh theo cơ chế thị trường, quy hoạch cũng cho biết sẽ xác lập cơ chế, chính sách thích hợp với từng loại hình dịch vụ truyền hình để hình thành số lượng và quy mô doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hợp lý, vừa đảm bảo mục tiêu chống độc quyền vừa đảm bảo mục tiêu có doanh nghiệp đủ năng lực làm chủ thị trường trong nước và vươn ra quốc tế.

Theo quy hoạch, từ năm 2015 cung cấp ổn định 70 đến 80 kênh truyền hình phục vụ nhiệm vụ chính trị, thông tin tuyên truyền thiết yếu của quốc gia, khu vực và địa phương trên hệ thống dịch vụ phát thanh, truyền hình phù hợp theo địa bàn hành chính và khả năng kỹ thuật. Đảm bảo cung cấp khoảng 40 đến 50 kênh truyền hình chuyên biệt của Việt Nam cho truyền hình trả tiền và dịch vụ truyền hình trả tiền theo yêu cầu.

Về cung cấp dịch vụ, duy trì dịch vụ phát thanh, truyền hình quảng bá tương tự vô tuyến mặt đất, từng bước chuyển đổi sang công nghệ số theo lộ trình số hóa đã được phê duyệt.

Đến năm 2015, cả nước có khoảng 30% đến 40% số hộ gia đình sử dụng dịch vụ truyền hình trả tiền; có khoảng từ 60% đến 70% số hộ sử dụng dịch vụ truyền hình trả tiền vào năm 2020.

Cần sớm có cơ chế độc quyền dịch vụ truyền hình để có thể cạnh tranh công bằng hơn trên thị trường.


TIN LIÊN QUAN:


“Dựa hơi” lợi thế độc quyền Ngoại hạng Anh, đầu thu K+ hút khách


Tin Công Nghệ - Với những người đam mê bóng đá nói riêng và đam mê thể thao nói chung, K+ không còn là kênh truyền hình xa lạ. Nhờ lợi thế độc quyền phát đầy đủ các trận đấu của giải bóng đá được quan tâm số 1 tại Việt Nam là Ngoại hạng Anh, bộ thiết bị của K+ hiện đang tạo được sức hút mạnh trên thị trường thiết bị đầu thu kỹ thuật số trong nước.


Theo tìm hiểu của ICTnews tại một số hệ thống siêu thị điện máy, các cửa hàng kinh doanh thiết bị hình ảnh, âm thanh, mặc dù giải bóng Ngoại hạng Anh tới ngày 17/8 mới chính thức khởi tranh tuy nhiên ngay từ hơn 1 tháng qua, thị trường đầu thu đã bắt đầu sôi động với loạt chương trình khuyến mãi của các siêu thị điện máy, hãng tivi như trợ giá, tặng thiết bị cho khách hàng mua tivi, hoặc nhu cầu mua sắm riêng bộ đầu thu của người tiêu dùng.

Tags:

0 Responses to “Sẽ có cơ chế chống độc quyền dịch vụ truyền hình”

Đăng nhận xét

Subscribe

Donec sed odio dui. Duis mollis, est non commodo luctus, nisi erat porttitor ligula, eget lacinia odio. Duis mollis

Designed by dichvuseosem.net |