Thứ Ba, 27 tháng 8, 2013

'Dạy trước chương trình lớp một là phản khoa học'

Công nghệ số -  Vụ trưởng Giáo dục Mầm non Nguyễn Bá Minh cho rằng ép tập tô, tập viết chữ khi cơ xương tay còn yếu, khả năng chịu đựng của thị giác chưa bền... sẽ làm trẻ căng thẳng, mệt mỏi.

- Lý do gì Vụ Giáo dục Mầm non cấm dạy trước chương trình lớp một, dạy  tập tô, viết chữ cho trẻ trước khi vào lớp một, thưa ông?

Vụ trưởng Giáo dục Mầm non Nguyễn Bá Minh. Ảnh: Hoàng Thùy
- Chỉ thị số 2325 ngày 28/6/2013 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT yêu cầu: "Tuyệt đối không tổ chức dạy trước chương trình lớp một cho trẻ, không yêu cầu trẻ tập tô, tập viết chữ" chứ không phải là cấm dạy chữ. Trong chương trình giáo dục mầm non hiện nay có nội dung giúp trẻ hình thành những thành tố cơ sở cho viết chữ và đọc, đó là: nhận dạng chữ cái, làm quen với hướng đọc, hướng viết, các hoạt động để phát triển của các cơ tạo sự vận động khéo léo của bàn tay…

Chăm sóc, giáo dục trẻ phải tuân theo quy luật phát triển của mỗi lứa tuổi. Đối với trẻ mẫu giáo, vui chơi là hoạt động chủ đạo. Vui chơi sẽ tạo ra sự biến đổi về chất trong đời sống tâm lý của trẻ. Dạy học trước chương trình lớp một là phản khoa học, điều này đã được Bộ nghiên cứu và quán triệt nhiều lần. Nếu ép trẻ luyện tập quá sớm khi các bộ phận chức năng của cơ thể chưa hoàn thiện (cơ quan thần kinh phát triển chưa toàn diện, cơ xương tay còn yếu, khả năng chịu đựng của thị giác khi phải tập trung nhìn không bền, thời gian tập trung vào thực hiện một nhiệm vụ cụ thể ngắn, chú ý không chủ định vẫn chiếm ưu thế...) sẽ làm trẻ căng thẳng, mệt mỏi, ảnh hưởng không tốt đến quá trình phát triển tâm sinh lý (cơ, xương, thần kinh...) về sau của trẻ. Hơn nữa ở độ tuổi này cần dành thời gian cho trẻ khám phá thế giới thay cho việc tập viết chữ.

Việc dạy tập tô, tập viết chữ ở lứa tuổi mẫu giáo, nhất là khi người dạy có phương pháp sư phạm không tốt, sẽ gây khó khăn trong việc tổ chức dạy học ở lớp một. Những ảnh hưởng do dạy không đúng sẽ khắc sâu đối với trẻ, rất khó sửa khi vào lớp một và sau này (như cách cầm bút sai, ngồi viết không đúng tư thế…).

- Nhiều nghiên cứu cho rằng tuổi vàng phát triển của trẻ là từ 0 đến 6, cấm dạy tập tô, viết chữ liệu có kìm hãm sự phát triển của trẻ?

- 0-6 là lứa tuổi vàng cho sự phát triển của trẻ về thể chất, thế giới biểu tượng, cảm xúc, tình cảm xã hội…và đặc biệt là phát triển nhận thức và ngôn ngữ. Bởi vậy cần tạo môi trường thân thiện cho trẻ vui chơi, hoạt động, khám phá để phát triển đúng quy luật phát triển của trẻ… và không nên gò trẻ vào việc tập viết.

- Nhiều phụ huynh cho rằng hiện tại nếu không cho trẻ học chữ từ mầm non là không ổn vì khi vào lớp một cô thường chê nếu các cháu chưa biết viết, thậm chí một số trường còn tổ chức thi đầu vào không chỉ tiếng Việt mà còn tiếng Anh. Ông nghĩ sao về việc này?

- Vấn đề phụ huynh phản ánh chỉ là hiện tượng xảy ra ở bộ phận giáo viên tiểu học, một số trường tiểu học chủ yếu là ở các thành phố lớn, do chưa nắm vững chỉ đạo của Bộ. Chỉ thị số 2325 của Bộ trưởng Phạm Vũ Luận đã nêu rõ giáo viên không được có biểu hiện so sánh giữa các học sinh, chê trách học sinh trong bất kỳ hoàn cảnh nào, với bất kỳ động cơ nào. Các trường tiểu học thực hiện nghiêm túc việc tuyển sinh đầu cấp theo quy định, tuyệt đối không tổ chức thi tuyển học sinh vào lớp một.

Bên cạnh đó, thanh tra Bộ cũng tăng cường thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các cơ sở giáo dục, tổ chức, cá nhân vi phạm, quy định rõ trách nhiệm của cơ quan quản lý giáo dục, hiệu trưởng và giáo viên liên quan đến việc dạy học trước chương trình lớp một. Chỉ thị này đang được ngành giáo dục triển khai thực hiện nghiêm túc và được xã hội đồng tình ủng hộ.

- Nhưng cấm dạy chữ ở trường mầm non có thể làm tăng gánh nặng cho phụ huynh khi nhu cầu vẫn có mà học trong trường lại bị cấm, các lớp học thêm sẽ mọc lên?

- Các bậc cha mẹ đều mong con mình chăm ngoan, học giỏi, tự tin, chủ động, sáng tạo và luôn kỳ vọng, đặt niềm tin vào con cái. Tuy nhiên, không phải phụ huynh nào cũng nhận thức đúng đắn về việc dạy học cho con mình. Một số phụ huynh có nhu cầu dạy tập viết cho con trong trường mầm non xuất phát từ việc chưa hiểu biết tác hại của việc dạy học trước chương trình lớp một, tâm lý chạy theo số đông.

Từ thực tế này, Bộ trưởng đã yêu cầu giám đốc các Sở GD&ĐT chỉ đạo các phòng giáo dục và đào tạo, các trường tiểu học, các cơ quan truyền thông đẩy mạnh các hình thức tuyên truyền để cha mẹ học sinh và xã hội nhận thức đúng đắn về tác hại của việc dạy học trước chương trình lớp một. Bộ nghiêm cấm giáo viên tổ chức hoặc tham gia dạy học trước chương trình lớp một, chỉ đạo các trường tiểu học công bố các giải pháp đảm bảo chất lượng của nhà trường để cha mẹ học sinh yên tâm.

Để thực hiện được mục tiêu xây dựng môi trường giáo dục, thân thiện phù hợp với sự phát triển của trẻ, chúng ta cần thực hiện đồng bộ các giải pháp. Không chỉ "cấm" mà cần tư vấn, giúp đỡ, tạo điều kiện trong đó "cấm" là tình thế, còn tư vấn, giúp đỡ tạo điều kiện là giải pháp lâu dài, không chỉ ở các trường mầm non mà cả ở các trường tiểu học, không chỉ trong nhà trường mà cả ở phụ huynh và toàn xã hội. Bên cạnh đó, cần giải quyết tốt các vấn đề ở các trường tiểu học thì mới ngăn chặn được việc dạy trước chương trình lớp một ở mầm non. 

Từ khóa tìm kiếm: may chumay chu aodich vu may chu


TIN LIÊN QUAN

Mỹ tính 'hốt bạc' từ công nghệ không người lái


Công nghệ số - Ngành công nghiệp sản xuất các thiết bị không người lái ở Mỹ đang tìm cách thu lời lớn từ việc “dân sự hóa” các thiết bị vốn để chống khủng bố này. 

Giống như những chiếc máy bay không người lái (UAV) Reaper và Predator, mẫu UAV này có thể bay dọc theo các thung lũng hẻo lánh trong nhiều giờ đồng hồ, chuyển thông tin quan trọng trở lại căn cứ.

Nhưng thay vì hoạt động tại các dãy núi ở Afghanistan hoặc Yemen, UAV Stardust sẽ chỉ tung cánh trên các thung lũng phì nhiêu ở Nam Mỹ. 

UAV và rượu vang đỏ


Nhiệm vụ của UAV này không phải tìm kiếm các trang trại trồng cocaine hoặc săn lùng trùm ma túy, mà cung cấp cho các chủ doanh nghiệp sản xuất rượu vang thông tin về các nông trại nho của họ. 

"Khi người ta nghĩ về UAV, họ lập tức liên tưởng ngay tới tên lửa Hellfire" - Juan Sainz, lãnh đạo Idetec Unmanned Systems, một trong hàng chục công ty tham dự hội nghị ngành công nghiệp không người lái vừa diễn ra vào cuối tháng này ở Washington, Mỹ, cho biết - "Một ngày nào đó, chúng tôi muốn người ta sẽ nghĩ về rượu vang đỏ Cabernet Sauvignon khi họ bàn tới UAV".

Hội chợ diễn ra ở Washington đã giới thiệu về một ngành công nghiệp đang có giá tới hàng tỷ USD ở Mỹ. Trong góc quân sự của hội chợ, người ta có thể ngắm nhìn các cỗ máy hủy diệt hàng đầu như Reapers và Predators, những rô-bốt bay mang tên lửa đang dẫn đầu trong cuộc chiến chống khủng bố của Mỹ. Nhưng ngành công nghiệp không người lái đã không chỉ dừng ở lĩnh vực quân sự mà còn lan mạnh sang lĩnh vực dân sự.


Tags:

0 Responses to “'Dạy trước chương trình lớp một là phản khoa học'”

Đăng nhận xét

Subscribe

Donec sed odio dui. Duis mollis, est non commodo luctus, nisi erat porttitor ligula, eget lacinia odio. Duis mollis

Designed by dichvuseosem.net |