Thứ Ba, 27 tháng 8, 2013

Thủ khoa ‘thất nghiệp’ đi làm đầu tháng 9

Tin công nghệ - Chàng thủ khoa nghèo La Văn Ngọ sẽ chính thức đi làm tại Viện Khoa học Công nghệ Giao thông Vận tải vào đầu tháng 9.

Sáng nay, chia sẻ với VTC News, chàng thủ khoa nghèo La Văn Ngọ (ĐH Giao thông Vận tải) vui mừng cho biết đã đến gặp lãnh đạo Viện Khoa học Công nghệ Giao thông Vận tải để trao đổi về công việc.

Tại đây, Ngọ đã được các cán bộ của Viện hướng dẫn chi tiết và tận tình về công việc sắp tới. Chàng thủ khoa sẽ được làm việc tại Trung tâm An toàn giao thông theo đúng chuyên ngành học tập. 

Được biết, công việc chính của Ngọ sẽ là tập tập trung nghiên cứu triển khai các dự án về ứng dụng giao thông thông minh và tuyên truyền về an toàn giao thông.


Thủ khoa La Văn Ngọ sẽ chính thức đi làm tại Viện Khoa học Công nghệ Giao thông Vận tải vào đầu tháng 9. (Ảnh: Phạm Thịnh) 
Chàng thủ khoa này chia sẻ, hiện nay Bộ Giao thông Vận tải đã thực hiện rất nhiều biện pháp có hiệu quả để nâng cao an toàn giao thông. Chàng trai này cho rằng để làm tốt công tác này cần phải tập trung nâng cao ý thức, trách nhiệm và sự tập trung khi tham gia giao thông của người dân, nhất là lái xe.

Ngoài ra, Ngọ cũng nhận thấy những vấn đề như cơ sở hạ tầng, ứng dụng công nghệ tiên tiến, chất lượng phương tiện, pháp luật cũng cần được chú trọng để cải thiện tình hình giao thông.

Trong thời gian tới, nếu có cơ hội được gặp lại Bộ trưởng Đinh La Thăng, chàng thủ khoa nghèo rất muốn nói lời cảm ơn và trình bày những ý tưởng của mình đóng góp cho công tác an toàn giao thông.

Tuy nhiên, chàng thủ khoa ĐH Giao thông Vận tải cũng nhận thấy rằng giữa kiến thức  học được trong nhà trường với thực tế còn rất nhiều điều khác biệt. Vì vậy, Ngọ cũng sẽ phải phấn đấu rất nhiều, nâng cao chuyên môn để có thể áp dụng tốt nhất những kiến thức đã học trên giảng đường.

Đối với Ngọ, cuộc trò chuyện “định mệnh” với Bộ trưởng Đinh La Thăng chính là dấu mốc quan trọng trong cuộc đời của chàng thủ khoa nghèo này.

“Em chỉ biết là sẽ cố gắng phấn đấu và làm việc hết mình để không phụ sự quan tâm đặc biệt của Bộ trưởng”, La Văn Ngọ chia sẻ.



TIN LIÊN QUAN

'Dạy trước chương trình lớp một là phản khoa học'


Công nghệ số -  Vụ trưởng Giáo dục Mầm non Nguyễn Bá Minh cho rằng ép tập tô, tập viết chữ khi cơ xương tay còn yếu, khả năng chịu đựng của thị giác chưa bền... sẽ làm trẻ căng thẳng, mệt mỏi.

- Lý do gì Vụ Giáo dục Mầm non cấm dạy trước chương trình lớp một, dạy  tập tô, viết chữ cho trẻ trước khi vào lớp một, thưa ông?

Vụ trưởng Giáo dục Mầm non Nguyễn Bá Minh. Ảnh: Hoàng Thùy
- Chỉ thị số 2325 ngày 28/6/2013 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT yêu cầu: "Tuyệt đối không tổ chức dạy trước chương trình lớp một cho trẻ, không yêu cầu trẻ tập tô, tập viết chữ" chứ không phải là cấm dạy chữ. Trong chương trình giáo dục mầm non hiện nay có nội dung giúp trẻ hình thành những thành tố cơ sở cho viết chữ và đọc, đó là: nhận dạng chữ cái, làm quen với hướng đọc, hướng viết, các hoạt động để phát triển của các cơ tạo sự vận động khéo léo của bàn tay…

Chăm sóc, giáo dục trẻ phải tuân theo quy luật phát triển của mỗi lứa tuổi. Đối với trẻ mẫu giáo, vui chơi là hoạt động chủ đạo. Vui chơi sẽ tạo ra sự biến đổi về chất trong đời sống tâm lý của trẻ. Dạy học trước chương trình lớp một là phản khoa học, điều này đã được Bộ nghiên cứu và quán triệt nhiều lần. Nếu ép trẻ luyện tập quá sớm khi các bộ phận chức năng của cơ thể chưa hoàn thiện (cơ quan thần kinh phát triển chưa toàn diện, cơ xương tay còn yếu, khả năng chịu đựng của thị giác khi phải tập trung nhìn không bền, thời gian tập trung vào thực hiện một nhiệm vụ cụ thể ngắn, chú ý không chủ định vẫn chiếm ưu thế...) sẽ làm trẻ căng thẳng, mệt mỏi, ảnh hưởng không tốt đến quá trình phát triển tâm sinh lý (cơ, xương, thần kinh...) về sau của trẻ. Hơn nữa ở độ tuổi này cần dành thời gian cho trẻ khám phá thế giới thay cho việc tập viết chữ.


Tags:

0 Responses to “Thủ khoa ‘thất nghiệp’ đi làm đầu tháng 9”

Đăng nhận xét

Subscribe

Donec sed odio dui. Duis mollis, est non commodo luctus, nisi erat porttitor ligula, eget lacinia odio. Duis mollis

Designed by dichvuseosem.net |